Cuốn sách kinh doanh hay – Đây là một cuốn sách khởi nghiệp như bao cuốn sách khác, nhưng nó thú vị ở chỗ, tác giả sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân về quá trình khởi nghiệp cơ bản, mang đậm dấu ấn cá nhân. Vậy cuốn sách với tiêu đề độc đáo này có gì hấp dẫn?
Tác giả của cuốn sách kinh doanh hay này là ThS. Vũ Anh Tuấn, một cái tên không còn xa lạ với mọi người. Là người sáng lập ra dự án Khởi nghiệp Cộng đồng Hoa Sen Group; kiêm Giám đốc Điều hành Viện Quản lý Việt Nam. Ông chia sẻ trong cuốn sách nhưng kiến thức chuyên sâu về khởi nghiệp trong thực tế hiện nay, giúp các bạn tránh được những sai lầm, thất bại, rủi ro trong kinh doanh, giúp cho các bạn trẻ có một nền móng vững chắc về kiến thức trên con đường lập nghiệp của mình.
ThS. Vũ Anh Tuấn muốn nhắn nhủ rằng: “Thất bại không có nghĩa là mất tất cả”. Chỉ khi chúng ta ngục ngã trước những áp lực của bất bại mới gọi là mất hết tất cả. Người tài giỏi chắc chắn sẽ thành công nhưng để trở nên xuất chúng, bạn cần phải vượt qua những khó khăn trong thất bại hay phá sản theo một cách trưởng thành và chuyên nghiệp. Các chiến binh không bao giờ thua trận nếu họ biết chiến thắng chính mình.
Khởi nghiệp ngay sạt nghiệp luôn là tập hợp nhiều bài viết khác nhau được chia thành ba phần, gồm Hiểu về khởi nghiệp; Chuẩn bị cho khởi nghiệp và Những bài học khởi nghiệp. Trong đó còn có cả câu chuyện về hành trình 20 năm khởi nghiệp và cả những kinh nghiệm, góc nhìn của tác giả về những vấn đề lớn nhỏ khác nhau trong hoạt động khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Nếu bạn đang tìm hiểu về quá trình khởi nghiệp hoặc có khát khao khởi nghiệp nhưng vẫn cảm thấy mình chưa sẵn sàng, thấy rằng mình còn thiếu một điều gì đó hoặc thậm trí chưa có động lực để làm thì cuốn sách có thể là một tài liệu tham khảo đáng để bạn đọc qua.
Mở đầu cuốn sách kinh doanh hay này là những chia sẻ với câu chuyện “Sinh viên tỉnh lẻ có nên khởi nghiệp”. Đây là điều khiến nhiều bạn trẻ phải băn khoăn. Điều này là dễ hiểu trong hoàn cảnh khởi nghiệp là chủ đề hot hiện nay; có nhiều chuyên gia khuyên sinh viên mạnh dạn khởi nghiệp và dĩ nhiên đa số sinh viên tại các trường đại học lại đến từ các tỉnh thành khác nhau trên khắp đất nước.
Vậy câu hỏi đặt ra là: “Sinh viên tỉnh lẻ thì có nên khởi nghiệp”?
Tác giả thay vì đưa ra câu trả lời cụ thể đã phân tích hoàn cảnh để các bạn trẻ có cái nhìn tổng quát hơn vì ông tin rằng mỗi cá nhân nên tự đưa ra quyết định cho chính mình. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng khởi nghiệp là con đường gian nan, phải đánh đổi nhiều thứ. Cùng là khởi nghiệp, phải trải qua những khó khăn như nhau. Nếu thành công sẽ được nhiều người biết đến, được tung hô và là tấm giương cho nhiều người noi theo. Nhưng khi thất bại, dù bạn đã cố gắng nhiều như thế nào thì trong tâm trí kẻ khác bạn cũng chỉ là người thua cuộc. Vì thế tác giả không dám trả lời thẳng thắn câu hỏi trên mà chỉ nhắc nhở các bạn trẻ theo cách tốt nhất mà ông có thể làm được.
Cuốn sách là cả một hành trình hơn 20 năm lăn lội trên thương trường của tác giả được gói gọn trong chưa đầy 180 trang sách. Khi đọc, bạn sẽ thấy một vài điều tác giả không thể diễn đạt hết ý và dĩ nhiên chắc chắn sẽ có những góc nhìn của tác giả mà bạn đọc không đồng tình. Nhưng có sao đâu, vì rằng mỗi người có những trải nghiệm khác nhau nên quan điểm khác nhau là điều bình thường. Và quan trọng hơn, chính sự khác biệt đôi khi lại là chất xúc tác để người ta nhìn lại, đặt lại cách tư duy của mình.
Bình Luận
Contents