Review sách Tư duy nhanh và chậm – Để hình thành lối tư duy thông minh

Nếu bạn cảm thấy bản thân cần thay đổi lối tư duy hiện tại để phát triển bản thân tốt hơn và thành công trong cuộc sống thì không thể bỏ qua cuốn sách Tư duy nhanh và chậm. Một cuốn sách mà bất kỳ ai cũng cần đọc qua để hiểu hơn về chính tư duy của bản thân nhưng trước khi đọc thì mời bạn đọc bản Review sách Tư duy nhanh và chậm của chúng tôi để tham khảo trước.

Review sách Tư duy nhanh và chậm trên thư viện sách Ebook Waka

1. Thông tin sách

Tác giả: Daniel Kahneman

Thể loại:  Kỹ năng, Kỹ năng sống, nghệ thuật sống

Đánh giá:4.98/5

Số trang: 612

Ngày xuất bản: 10/2011

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

>>> Xem thêm: Những cuốn sách hay về tư duy phản biện bạn không thể bỏ qua

2. Review sách Tư duy nhanh và chậm

1.1 Giới thiệu

Trong tác phẩm Tư duy nhanh và chậm, tác giả mô tả hai cách thức (hay nói đúng hơn là hai hệ thống) mà não chúng ta vận hành. Ông gọi đó là Hệ thống 1 và Hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn, và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic, có tính toán, và ý thức.

Cuốn sách bàn rất nhiều về sự sai lệch của trực giác trong trí óc của con người. Tuy vậy, tập trung vào sự sai lệch không nhằm mục đích bôi nhọ nhận thức của loài người, giống như các nghiên cứu y học, sự quan tâm nghiên cứu các căn bệnh không nằm ngoài mục đích mang lại sức khỏe tốt hơn cho loài người. Chúng ta làm chủ cuộc sống của mình, nên tự thân chúng ta tuân theo những ấn tượng và cảm xúc của cá nhân và tự tin rằng niềm tin bản năng, cũng như sở thích của bản thân thường là đúng đắn. Nhưng không hẳn thế, chúng ta vẫn tự tin ngay cả khi mắc sai lầm và thường những người khác dễ phát hiện ra sai lầm đó hơn là bản thân chúng ta.

Với những ai quan tâm đến đầu tư hoặc hành vi con người thì không thể bỏ qua cuốn sách này. Trong cuốn sách này, ông chỉ ra rằng trong khi chúng ta luôn cho rằng những quyết định mà mình đưa ra là hợp lý, sự thực thì chúng ta lại mắc phải những thành kiến. Ít nhất cuốn sách cũng đem đến cho người đọc cơ hội tốt hơn để tránh những sai lầm hay giảm thiểu chúng

1.2 Một số trích dẫn hay trong sách

  • Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, với rất ít hoặc hầu như không cần cố gắng và không tự động kiểm soát.
  • Hệ thống 2 huy động sự chú ý đến những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ lực, bao gồm những phép tính phức tạp. Cơ chế hoạt động của Hệ thống 2 thường gắn với những kinh nghiệm chủ quan, sự lựa chọn và tập trung của chủ thể.
  • Khi nghĩ về bản thân, chúng ta thường nhận ra mình gần với Hệ thống 2, là một con người ý thức và duy lý, có đức tin, luôn suy nghĩ chín chắn trong từng hành động khi phải đưa ra những quyết định và lựa chọn. Hệ thống 2 luôn nghĩ rằng nó chính là nguồn gốc của hành động, tuy nhiên, Hệ thống tự động 1 mới là “người hùng” của vở kịch tâm lý này. Tôi mô tả Hệ thống 1 như là những ấn tượng và cảm xúc thụ động ban đầu là nguồn gốc chính hình thành những niềm tin và lựa chọn cẩn trọng của Hệ thống 2. Cơ chế tự động của Hệ thống 1 hình thành lên những ý tưởng với những khía cạnh phức tạp đáng kinh ngạc nhưng Hệ thống 2 chậm chạp mới có khả năng cấu trúc lại những suy nghĩ đó tuần tự theo từng bước. Tôi cũng mô tả những tình huống mà Hệ thống 2 giành quyền kiểm soát, thắng thế và tự do thúc đẩy, liên kết với Hệ thống 1. Bạn đọc cũng sẽ thử suy nghĩ về hai hệ thống như những nhân vật với những khả năng, hạn chế và những chức năng riêng biệt.

>>> Xem thêm: Những cuốn sách phát triển bản thân hay nhất năm 2019

3. Đọc sách Tư duy nhanh và chậm Ebook

Mời bạn tìm đọc sách Tư duy nhanh và chậm Ebook tại tủ sách kỹ năng của thư viện sách Ebook Waka theo link chi tiết:

Trên đây là bản review sách Tư duy nhanh và chậm mà chúng tôi muốn đưa đến bạn để giúp bạn có thể tham khảo trước khi tìm đọc. Nếu bạn không có thời gian để ra ngoài tìm mua cuốn sách thì có thể tìm đọc Tư duy nhanh và chậm Ebook trên các thư viện sách điện tử mà chúng tôi giới thiệu bên trên. Chúc bạn đọc sách vui vẻ!

Bình Luận

comments