Review Không có giấc mơ nào là quá lớn – sách hay trong tuần

khong giac mo nao la qua lon

“Không có giấc mơ nào quá lớn” sẽ cho chúng ta thấy một bức chân dung chi tiết đằng sau hậu trường về sự trỗi dậy của 3 doanh nhân người Brazil. Bắt đầu từ sự ra đời của Banco Garantia từ những năm 1970 cho đến nay.

Tác giả:  Cristiane Correa

Người ta thường nói “Không ai đánh thuế ước mơ cả, nên hãy cứ mơ đi” hay “Nếu đã mất công ước mơ thì hãy ước mơ cho lớn” , nhưng ai sẽ trả tiền nuôi ta khi ta mải miết chạy theo những ước mơ ấy. Mọi người động viên nhau giữ ước mơ như giữ một thứ thuốc an thần, giết chết nỗi đau hiện thực  và nuôi dưỡng niềm hạnh phúc tâm tưởng.

Trong những giấc mơ, bạn có thể vươn tay chạm đến cả mặt trăng, nhưng ở trái đất, xin thưa bạn vẫn là một kẻ khờ ôm mộng viển vông.

Cristiane Correa chẳng tâng bốc và cũng chẳng xùng bài Ước mơ như bao người. Thay vì nói  “Hãy mơ đi”, bà khuyên  “Hãy thực hiện ước mơ đi” vì “Không có giấc mơ nào là quá lớn” cả.

“Cuối tháng 5 năm 2008, chiếc điện thoại BlackBerry của vị doanh nhân Brazil Jorge Paulo Lemann reo liên hồi khi ông đang chu du trên sa mạc Gobi. Ông đang nghỉ mát ở châu Á cùng vợ ông, Susanna, và một vài người bạn cựu tổng thống Brazil Fernando Henrique Cardoso và phu nhân, bà Ruth.”

khong giac mo nao la qua lon

Đế chế Garantia và Giấc mơ của 3 chàng lính ngự lâm 

Nhà quản lý Jorge Paulo Lemann của Ngân hàng Đầu tư Garantia. Ông cùng hai cộng sự là Marcel Herrmann Telles và Carlos Alberto Sicupira đã “tập hợp một nhóm những người cuồng tín trẻ tuổi và biến một đội môi giới nhỏ thành một trong những đại gia đầu tư vĩ đại nhất ở Mỹ Latin.”

Một cách chưa từng có, Jorge Paulo Lemann, Marcel Telles và Beto Sicupira đã mua được Anheuser-Busch, Burger King và Heinz – 3 thương hiệu tượng trưng cho đất nước Mỹ. Barack Obama thậm chí từng tuyên bố rằng sẽ là một “nỗi ô nhục” nếu Anheuser-Busch bị một công ty nước ngoài mua lại.

Sau thương vụ đình đám này, công ty sáp nhập đã trở thành 1 trong 4 tập đoàn tiêu dùng lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau những gã khổng lồ như: Proter & Gamble, Coca – Cola và Nestle.

Chỉ trong 40 năm, bộ ba người Brazil này đã xây dựng đế chế lớn nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản Brazil.

Với phương pháp quản trị họ theo đuổi: luôn luôn và trên hết – đầu tư vào con người, dựa trên nền tảng trọng dụng nhân tài, đơn giản mọi việc và liên tục cắt giảm chi phí.

Họ theo đuổi một nền văn hóa hiệu quả đến mức tàn nhẫn – nơi mà không còn chỗ cho kết quả tầm thường. Mặt khác, những người vượt qua và đạt kết quả tuyệt vời sẽ có cơ hội để trở thành đối tác của công ty và làm nên tài sản khổng lồ.

“Không có giấc mơ nào quá lớn” sẽ cho chúng ta thấy một bức chân dung chi tiết đằng sau hậu trường về sự trỗi dậy của 3 doanh nhân người Brazil này. Bắt đầu từ sự ra đời của Banco Garantia từ những năm 1970 cho đến nay. Qua cuốn sách chúng ta giống như đang đi vào cuộc hành trình của vị CeO của Grantia, quyết liệt, chính trực, dũng cảm và đầy thông minh. Đây là cuốn sách viết về kinh doanh nhiều hơn tài chính, theo quan điểm của mình thì những nhân vật của truyện này giống như 3 Chàng lính ngự lâm họ có xuất phát điểm khác nhau, nhưng cùng giấc mơ và khao khát để làm nên những điều không tưởng.

Bạn của tôi – bây giờ là cộng sự – Jorge Paulo và đội của ông là một trong những doanh nhân giỏi nhất trên thế giới. Ông là một người tuyệt vời và câu chuyện của ông sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi người, cũng như với cả tôi”
– Warren Buffett –

Cuốn sách này được Warren Buffett giới thiệu tại Đại hội cổ đông Berkshire Hathaway năm 2014.

Về tác giả

Cristiane Correa là một nhà báo và diễn giả chuyên ngành kinh doanhquản lý. Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí của trường Cao đẳng Cásper Líbero, cô có bằng Thạc sỹ Xuất bản của Đại học Yale. Trước khi trở thành một nhà văn, Cristiane đã làm việc 12 năm trong tạp chí Exame – tạp chí kinh doanh đứng đầu Brazil. Ngoài Không Có Giấc Mơ Nào Là Quá Lớn, cô còn xuất bản một cuốn sách khác có tên Abilio vào năm 2015. Vào năm 2013, Cristiane được tạp chí Época bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất ở Brazil.

Bình Luận

comments