Review Chuyến đi Bão táp: Câu chuyện bên trong của Uber

chuyen di bao tap

Trong bình minh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, kẻ“phá rối” trị giá tỷ đô la mang tên UBER đã cách mạng hóa ngành công nghiệp giao thông trên khắp thế giới.

Tác giả: Adam Lashinsky

Thể loại: Kinh doanh, Khởi nghiệp

Uber là một trong những doanh nghiệp hấp dẫn và gây nhiều tranh cãi nhất, vừa được yêu thích vì ý tưởng về dịch vụ taxi thông minh và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nó, vừa bị lên án bởi quan điểm thành công bằng mọi giá của Giám đốc điều hành Travis Kalanick. Quá nhiều những mảnh ghép bí ẩn và thú vị tạo nên Uber khiến người đọc không thể kiếm chế được sự tò mò mà ngay lập tức bị thôi thúc bước lên chuyến xe ngược dòng thời gian vén màn tất cả.

“Ổ Thung lũng Silicon, không công ty nào tham vọng, táo bạo, hay gây phiền nhiễu hơn Uber. Cuốn sách sâu sắc của Adam Lashinsky – tràn ngập những lời dẫn giải và thú nhận của vị giám đốc điều hành Travis Kalanick – sẽ đáng đọc ngay cả khi tăng giá.”
— STEVEN LEVY, tác giả cuốn Hacker và In the Plex

Một ý tưởng đơn giản nhưng mang tính cách mạng

Tranvis Kalanick và Garrett Camp, khi họ vất vả gọi một chiếc taxi trong cơn bão tuyết ở Paris. Từ đó, ý tưởng về một ứng dụng gọi xe trên chiếc điện thoại thông minh trở nên rõ ràng với họ – và Uber ra đời. Hành trình của Uber cũng không ít gian nan và khó khăn, một chuyến đi bão táp đầy rẫy trở ngại xuất hiện trên mỗi chặng đường. Và cũng chỉ mới đây thôi, Kalanick đã phải rời khỏi chiếc ghế CEO vì sức ép từ nhiều phía, nhưng thành tựu lớn nhất, sản phẩm thành công nhất của họ: UberX – một chiếc xe nhỏ gọn với sự trợ giúp của công nghệ đã trở nên hữu ích đối với con người.

chuyen di bao tap

Không có con đường thành công nào dễ đi cả

Uber có thể không bao giờ ra đời nếu nhà thiết kế phần mềm người Canada Garrett Camp không nổi giận với hai công ty taxi lớn của San Francisco. Mùa hè năm 2008, khi đang đứng ở góc ngã tư đường Second và South Park với chiếc iPhone trong tay và đã trễ hẹn, Camp chợt lóe lên ý tưởng: vì sao không thể gọi xe từ điện thoại của mình chứ? Rồi ông nghĩ, nếu đặt một chiếc iPhone trên xe và nó có định vị GPS, và ông cầm một chiếc điện thoại khác trong tay, khi đó tổng đài viên sẽ không cần ghi lại địa chỉ nữa. Chỉ cần nhấn một nút trên ứng dụng như “Đến đón tôi”.

Camp nhanh chóng hòa nhập vào cộng động khởi nghiệp ở San Francisco. Nhiều tháng sau khi đăng ký trang web UberCab, vào cuối năm 2008, Camp bắt đầu lan truyền ý tưởng của mình tới nhóm bạn doanh nhân mà ông quen biết. Khởi đầu của Uber tự phát đến nỗi nó không có văn phòng hay nhân viên. Cuối tháng Năm năm 2010, Uber âm thầm ra mắt, với chỉ vài tài xế và khách hàng ở San Francisco, mặc dù khách hàng của họ lúc đó chủ yếu biết đến dịch vụ qua hình thức truyền miệng.

Trong vòng bốn năm, Uber đã ra mắt nhiều thành phố lớn trên thế giới. Đầu tiên là San Francisco. Tháng Năm năm 2011, tại New York, tháng Mười Hai là Mỹ và Pháp. Tiếp đó là London, Anh Quốc. Rồi mở rộng quy mô sang Châu Á, bắt đầu ở Đài Bắc, Đài Loan vào tháng Bảy năm 2013. Cùng năm đó là Châu Phi, tại Nam Phi…Tới tháng Bảy năm 2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Uber gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ riêng đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc rất mạnh mà còn gặp nhiều gian nan trong luật pháp bên nước này, khiến Uber thiệt hại hàng tỷ USD.

Và gần đây nhất, Uber đã ra mắt dịch vụ tại Ukraine và Hungary vào năm 2016.

Ngay tại Việt Nam, Uber cũng gây ra tổn thất cho những hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun…nhưng nó cũng là nguồn khích lệ lớn lao cho những bạn trẻ mới khởi nghiệp và cho nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực sáng tạo lại mô hình kinh doanh của mình.

Điều gì tiếp theo?

Và với những người đọc, chúng ta có thể thấy được những biến chuyển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến cách mà mọi thứ vẫn hành như thế nào. Khi mà Uber là công ty Taxi lớn nhất thế giới nhưng lại không sở hữu một chiếc xe nào. Facebook là một trang tin tức lớn nhất thế giới nhưng lại không tạo ra một bài viết nào. Alibaba là trang bán lẻ lớn nhất thế giới nhưng lại không sở hữu một kho hàng nào.

Có quá nhiều thứ mới mẻ đang đón chờ chúng ta. Và chỉ có tự thay đổi và phát triển từng ngày mới giúp chúng ta không bị đào thải trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới.

“Chuyến đi bão táp” hứa hẹn là một câu chuyện mà những người sáng lập doanh nghiệp, giám đốc điều hành, những người cuồng tín công nghệ, đến những người lái xe và những tay đua cũng sẽ cảm thấy thích thú.

>>Đọc cuốn sách tại: https://waka.vn/chuyen-di-bao-tap-bE6M0W.html

Bình Luận

comments